THỦ LĨNH SINH VIÊN TÌNH NGUYỆN

Thủ lĩnh? Nói vậy nghe xa lạ quá nhỉ, có lẽ nên dùng từ “Đội trưởng” sẽ gần gũi hơn rất nhiều, nhỉ?

 Có lẽ sẽ chẳng có thước đo chuẩn mực nào để đánh giá được một người Đội trưởng giỏi. Nhưng thiết nghĩ, những yếu tố dưới đây sẽ không thể nào thiếu được ở một người Đội trưởng!

1. Sự toàn diện trong công việc, hỗ trợ khi cần thiết

Có thể không cần quá cầu toàn nhưng một khi đã làm bất kể một việc gì thì đều phải làm nó một cách “tròn trịa” nhất. Từ việc bé đến việc lớn, sẽ có tính chất riêng của nó, nhưng đều phải cẩn thận chỉn chu và đôi khi là khó tính, có thể làm nhân viên khó chịu, nhưng chắc chắn sẽ đem lại hiểu quả cao nhất. Đi cùng với đó, có giao việc thì chắc chắn phải có nghiệm thu, sát sao với từng nhiệm vụ giao về cho thành viên.

2. Không ngừng học, đọc, nâng cao kiến thức

Đội trưởng – đứng đầu gần trăm thành viên thì ít nất cũng nên có vốn từ linh hoạt, phân tích các vấn đề sâu và rộng hơn các thành viên. Và để làm được như vậy thì phải luôn nỗ lực học hỏi, không chỉ từ sách báo, từ nhiều phương tiện mà ngay cả những người anh chị, những người đồng đội xung quanh cũng có rất nhiều thứ để học hỏi - xa tít chân trời mà gần ngay trước mắt.

3. Truyền cảm hứng và động viên thành viên từ sự quan tâm chân thành

“Nếu bạn muốn đóng một con tàu, đừng xua mọi người cùng nhau đi lấy gỗ, cũng đừng giao nhiệm vụ và công việc cho họ, mà hãy dạy họ khao khát sự bao la vô tận của biển khơi.” Một câu châm ngôn mà tôi rất tâm đắc, đọc là có thể hiểu việc truyền cảm hứng cho thành viên không hề đơn giản mà lại rất quan trọng. Cùng làm cùng kề vai, nhiệt tình, đầy trách nhiệm, tưng đó, tôi nghĩ là đã truyền được phần nào cảm hứng cho thành viên rồi.

“Không giỏi lắng nghe những âm thanh khác nhau, đó là nhược điểm lớn nhất của một nhà quản lý”. Truyền được cảm hứng nhưng cùng với đó là lắng nghe, quan tâm chân thành tới thành viên, bởi sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình. Trao họ tình cảm thì họ cũng sẽ cho mình lại thành quả làm việc.

4. Cách thể hiện sự tức giận

Chẳng phải nói gì nhiều về vấn đề này, bởi nóng giận thì mất khôn. Trong một môi trường làm việc đầy những con người năng động, tôi nhận ra những câu nói trách cứ nhẹ nhàng quả thật có sự tác động khủng khiếp.

5. Yêu quý và tự hào về công Đội

Có tự hào có trân trọng Đội thì mới có đủ bản lĩnh đương đầu với các thử thách khó khăn. Từ người Đội trưởng yêu và tự hào về Đội thì tự bản thân mỗi thành viên cũng sẽ như vậy, luôn phán đấu hết mình cho Đội.

6. Trách nhiệm với bản thân, với thành viên và với Đội

Đứng trên cương vị là một người Đội trưởng, trách nhiệm to lớn hơn hẳn các thành viên khác, là một đầu tàu, phải mạnh giỏi, bản lĩnh, thông thái. Đó là điều tiên quyết. Với thành viên, phải thân thiện, hòa đồng, nói được và làm được. Với Đội, luôn tin tưởng, không ngờ vực, cháy hết mình trong mào áo Xanh.